1. Mục tiêu
Khảo sát về nốt nhạc với độ cao khác nhau của đàn ghita
2. Chuẩn bị lý thuyết
Ta đã biết trong âm nhạc, các nốt nhạc đồ, rê, mi, pha, son, la, si ứng với các âm có độ cao tăng dần. Nếu đưa các tín hiệu âm này vào dao động kí điện tử thì ta thấy âm cao có tần số lớn hơn âm thấp. Vậy âm càng cao thì tần số càng lớn.
Đàn ghita, còn được biết đến dưới cái tên Tây Ban cầm, vốn xuất xứ là một nhạc cụ có cách đây hơn 5000 năm, sau này người Tây Ban Nha mới cải tiến nó thành đàn ghita ngày nay. Đàn ghita thường có 6 dây, tuy nhiên vẫn có những loại đàn ghita có 4, 7, 8, 10 và 12 dây. Đàn ghita được ứng dụng rộng rãi trong các loại nhạc, có thể đệm hát, hòa tấu hoặc chơi độc tấu.
Bộ phận quan trọng nhất của đàn là dây đàn và thùng đàn. Thùng có tác dụng cộng hưởng và khuếch đại âm thanh. Khi ta gảy dây đàn tức là làm cho dây đàn rung động, thùng đàn sẽ cộng hưởng với tần số rung động của dây đàn, làm cho lớp không khí xung quanh thùng đàn dao động cùng với tần số và tai ta nghe được âm thanh. Tùy theo tần số dao động của dây đàn mà tai ta nghe được các âm thanh trầm bổng khác nhau.
3. Thí nghiệm với thiết bị Addestation
Dụng cụ
1 aMixer MGA, 1 cảm biến âm thanh với Bộ khuếch đại, 1 đàn ghita
4. Tiến hành
Bước 1: Mở MGA, kết nối cảm biến âm thanh vào CH 1 của MGA. Khi màn hình “Tự động lựa chọn cảm biến”, chọn “Cảm biến âm thanh” rồi nhấn “Chạy”.
Bước 2: Đặt ghita lên bàn, đặt cảm biến âm thanh cách dây mỏng nhất khoảng 3 cm.
II. Thu thập dữ liệu
Bước 3: Nhấn vào nút trên MGA để bắt đầu thu thập dữ liệu. Gảy dây đàn dầy nhất.
Bước 4: Khi bạn quan sát thấy tín hiệu âm thanh sinh ra bởi đàn ghita trên màn hình, nhấn vào nút để dừng thu thập dữ liệu.
Bước 5: Nhấn vào biểu tượng rồi nhấn vào giữa tín hiệu để mở rộng đồ thị. Nhấn vào biểu tượng
rồi nhấn vào điểm đỉnh của sóng. Một dấu ‘+’ sẽ xuất hiện. Tiếp tục nhấn vào điểm đỉnh bên cạnh, một dấu ‘+’ sẽ xuất hiện. Lúc này trên màn hình MGA sẽ xuất hiện 3 giá trị. Ghi lại giá trị “Tần số” vào Bảng 1.
Chú ý: Ta có thể di chuyển dấu ‘+’ đến vị trí chính xác bằng cách sử dụng các phím mũi tên trên MGA.Bước 6: Lặp lại các bước từ bước 3 đến 5, cho dây đàn dày thứ 2 và thứ 3. Ghi lại giá trị tần số vào Bảng 1.
Bước 7: Dùng 1 tay nhấn giữ phím thứ nhất, mục đích của việc này ảnh hưởng đến chiều dài của dây đàn khi gảy nó dao động. Lặp lại bước 3 đến 5 và ghi lại giá trị vào Bảng 1.Bước 8: Dùng 1 tay nhấn giữ phím cuối cùng. Lặp lại bước 3 đến 5 và ghi lại giá trị vào Bảng 1.
Bước 9: Vặn chặt thêm một chút dây dày nhất. Lặp lại bước 3 đến 5 rồi ghi giá trị thu được vào Bảng 1.Bảng 1
Hành động |
Tần số (Hz) |
Gảy dây đàn dày nhất | |
Gảy dây dày thứ hai | |
Gảy dây dày thứ 3 | |
Nhấn phím thứ nhất và gảy dây đàn | |
Nhấn phím cuối cùng và gảy dây đàn | |
Vặn dây chặt hơn và gảy dây đàn |
5. Kết luận
Thí nghiệm khá sinh động khi gắn với vật dụng quen thuộc là cây đàn ghita, do đó gây hứng thú cho người làm thí nghiệm.
Các câu hỏi thảo luận:
1. Dựa trên kết quả thí nghiệm trong Bảng 1 rút ra mối liên hệ giữa độ dày của dây và độ cao của âm. Giải thích?
2. Khi ta nhấn cả phím đàn, mục đích gây ảnh hưởng đến độ dài phần dây dao động, từ kết quả thí nghiệm hãy đưa ra kết luận về mối liên hệ giữa độ dài dây và tần số.
3. Rút ra mối liên hệ giữa độ căng của dây và tần số trong thí nghiệm.