A. Mục đích
- Khảo sát tốc độ phản ứng khi có và không có chất xúc tác
- Giải thích quá trình xúc tác
B. Dụng cụ
- 1 aMixer MGA
- 1 Cảm biến áp suất khí
- 1 ống nghiệm
- MnO2
- H2O2
C. Cách tiến hành
Làm hai thí nghiệm song song để so sánh:
Thí nghiệm1: Cho vào bình tam giác khoảng 50ml H2O2 đậy lắp cao su, sau đó dùng cảm biến áp suất khí để đo tốc độ thoát khí trong 15 phút
Thí nghiệm 2: Cũng tương tự cho 50 ml H2O2 vào bình tam giác nhưng cho thêm một lượng nhỏ MnO2 làm chất xúc tác đậy lắp cao su mà đo tốc độ thoát khí trong vòng 15 phút
Khởi động aMixer MGA bằng cách gạt công tắc on/off bên hông thiết bị.
Kết nối cảm biến nhiệt độ với thiết bị aMixer MGA.
- Nhấn vào biểu tượng
và trong mục “Thời gian hiển thị”, chọn “15 phút”. Mục “Chế độ kiểm tra”, chọn “Dừng sau 15 phút”.
- Ấn nút
trên thiết bị aMixer MGA để bắt đầu thu thập dữ liệu.
So sánh biểu đồ áp suất khí theo thời gian để xác định được việc có mặt của chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng
- Kết Luận
MnO2 đã làm cho tốc độ phân hủy của H2O2 tăng lên nhiều lần so với trạng thái không có chất xúc tác, Đồ thị áp suất theo thời gian của bình tam giác có chất xúc tác tăng nhanh hơn và trở lên cân bằng nhanh hơn.
– Giải thích trên cơ sở lý thuyết:
MnO2 trên thực tế có tham ra tạo phức với H2O2 dạng phức này dễ phân hủy hơn H2O2 để tạo ra Oxi và MnO2 quá trình này được lặp lại liên tục vì thế MnO2 không làm ảnh hưởng tới các chất sau phản ứng. Vậy nên MnO2 là chất xúc tác để phản ứng phân hủy H2O2 xảy ra.